Lex causae

Trong xung đột pháp luật, lex causae (tiếng Latinh: lex+causa, "nguyên nhân [gây ra] luật" hay "luật nguyên nhân") là luật hay các luật được tòa án lựa chọn từ số các hệ thống luật liên quan để đạt được phán quyết hợp lý cho một vụ việc pháp lý mang tính quốc tế hay mang tính chất giữa các bang/tỉnh tại các quốc gia có hệ thống luật tại các khu vực hành chính khác nhau là không giống nhau. Thuật ngữ này chỉ tới việc sử dụng của luật pháp địa phương cụ thể nào đó như là nền tảng hay "nguyên nhân" cho quyết định của tòa, mà tự bản thân nó trở thành một phần của tiêu chuẩn pháp lý được dẫn chiếu.

Xung đột pháp luật là một nhánh của tư pháp quốc tế[1] điều chỉnh mọi vụ việc pháp lý có sự tham gia của yếu tố "nước ngoài", trong đó các khác biệt về kết quả sẽ xảy ra, phụ thuộc vào việc hệ thống luật pháp nào được áp dụng.

Một khi tòa án có thẩm quyền tài phán để tiếp nhận và xem xét vụ việc, thì bước tiếp theo là tòa cần xem xét và quyết định về các luật có thể được áp dụng để giải quyết tranh chấp.

  1. ^ Theo hệ thống luật Anh-Mỹ thì người ta coi xung đột pháp luật là nhánh của công pháp (luật công).

© MMXXIII Rich X Search. We shall prevail. All rights reserved. Rich X Search